Print on demand Là Gì? Và Những Điều Bạn Nên Biết Về Ngành Tỷ Đô Này
Tóm tắt nhanh:
Print on demand is increasingly playing a more important role in retail eCommerce. This business model is likely to continue as new-age eCommerce where internet entrepreneurs seek innovative ways to compete with larger, established players. What Is Print on demand? Print on demand is abbreviated as POD which is a type of drop-shipping model in […]
Print on demand đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong thương mại điện tử bán lẻ. Mô hình kinh doanh này đang tiếp tục là nơi các nhà kinh doanh trên internet tìm kiếm những phương pháp sáng tạo để cạnh tranh với những tên tuổi lâu năm.
Print on demand là gì?
Print on demand hay còn gọi in theo yêu cầu, là một nhánh nhỏ của hình thức dropshipping, cho phép bạn in thiết kế lên các sản phẩm tùy chỉnh như t-shirts, mugs, hay tumblers có gắn nhãn thương hiệu của bạn. Điều đặc biệt là các sản phẩm chỉ bắt đầu được tiến hành sản xuất sau khi có đơn đặt hàng, vậy nên bạn sẽ không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào cho tới khi đơn hàng được sản xuất thành công cũng như không cần mua và lưu trữ hàng tồn kho với số lượng lớn.
Với POD, bạn không phải xử lý việc vận chuyển và quản lý hàng tồn kho. Mọi công đoạn, từ in ấn đến đóng gói và vận chuyển sẽ do bên thứ ba đảm nhận – nhà cung cấp dịch vụ POD Fulfillment. Những đơn vị cung cấp dịch vụ POD Fulfillment cho phép bạn kết nối với các trang thương mại điện tử thông với nền tảng của họ. Bất cứ khi nào có khách hàng đặt mua sản phẩm trong cửa hàng online của bạn, hệ thống sẽ tự động gửi đơn đặt hàng đó cho nhà cung cấp dịch vụ in ấn và fulfill để hoàn thiện đơn hàng cho bạn
Với nhu cầu tăng cao trong những năm gần đây, công nghệ đã phát triển vượt bậc để đáp ứng cho các danh mục sản phẩm mới, chủ yếu là phụ kiện và các loại quần áo.
Đọc thêm: Print-On-Demand (POD) là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh này?
Top 3 nền tảng POD tốt nhất cho Seller:
Lựa chọn được một nền tảng uy tín để bày bán các sản phẩm là yếu tố quan trọng khi quyết định dấn thân vào ngành print on demand. Trong thực tế, bạn có thể mở store trên nhiều sàn thương mại điện tử cùng một lúc để tối ưu doanh số và lợi nhuận của mình.
Bạn nên tìm hiểu kỹ càng về từng nền tảng trước khi bắt đầu để có thể chuẩn bị tốt nhất cho store của mình. Dưới đây là top 3 sàn thương mại điện tử miễn phí có lượt traffic cao được yêu thích nhất.
1. POD Etsy
Mô hình print on demand được ra mắt lần đầu trên Etsy vào năm 2013 là một bước tiến lớn trong lĩnh vực này và không ngừng phát triển tới ngày nay. Theo như báo cáo năm 2021 của Etsy, khoảng 90 triệu người có tài khoản Etsy và 20% trong số đó đã mua các mặt hàng sáng tạo trên trang web này, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới.
Báo cáo cũng cho thấy Etsy là một trong các nền tảng thương mại điện tử mà bạn không nên bỏ qua bởi lượt truy cập khổng lồ và lượng khách hàng tiềm năng của nền tảng này là rất lớn.
2. POD eBay
eBay là sàn thương mại điện tử lớn thứ 2 thế giới sau Amazon. Đầu năm 2020, eBay đã đánh dấu cột mốc mới với 183 triệu khách hàng trên toàn cầu, đủ để cho thấy lượng traffic của nó “khủng” tới mức nào. Không chỉ vậy, eBay còn là một nền tảng phù hợp với những người chơi mới gia nhập thị trường print on demand vì giao diện thân thiện dễ sử dụng và quy trình đăng ký tài khoản bán hàng nhanh gọn chỉ cần vài bước xác minh. Vậy nên nếu là newbie hãy về với đội của eBay.
3. POD Amazon
Amazon “ủ mưu” khuấy đảo thị trường print on demand với Merchant by Amazon hay còn gọi tắt là MBA. Nhưng lý do quan trọng nhất khiến dịch vụ này của Amazon mất điểm trong mắt người dùng là tỷ suất lợi nhuận rất thấp do giá thành cao. Thay vào đó, bạn vẫn có thể tận dụng lượng truy cập đồ sộ của nền tảng Amazon này bằng cách sử dụng dịch vụ fulfillment từ các công ty POD như Gearment với base cost thấp hơn rất nhiều nhằm đảm bảo lợi nhuận của mình.
Fulfillment by Merchant (FBM) và Fulfillment by Amazon (FBA) là hai mô hình kinh doanh chính mà bạn có thể sử dụng để bán các sản phẩm POD trên Amazon. Với mạng lưới hậu cần trải rộng khắp thế giới và thống trị thị phần ngành eCommerce, Amazon là đối tác hấp dẫn nhất mà rất nhiều seller nhắm tới.
Tuy nhiên, Amazon lại không phải nền tảng thân thiện với người mới vì việc tạo tài khoản bán hàng trên trang này cũng phức tạp hơn rất nhiều so với eBay. Tham gia vào nền tảng eCommerce lớn nhất thế giới này có thể đem đến cho bạn nhiều cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguy cơ tiềm tàng. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm hiểu thị trường thật kỹ trước khi bắt đầu kinh doanh POD.
Tiềm năng của mô hình kinh doanh POD:
Thị trường POD quốc tế
Đại dịch COVID-19 là cơn ác mộng đối với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, nhưng dường như lại là “cơ hội” của các ngành thương mại điện tử từ khi mua sắm online trở cách duy nhất để mua sắm trong thời kỳ giãn cách xã hội và dần trở thành thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
Thị trường POD Việt Nam
Thương mại điện tử hay kinh doanh trực tuyến đang là thỏi nam châm thu hút các bạn trẻ 8x, 9x Việt Nam đam mê sáng tạo và mong muốn có một công việc kinh doanh tự do. Với lợi thế rào cản gia nhập thị trường thấp, vốn đầu tư nhỏ và không cần chi phí lưu trữ hàng tồn kho, mô hình kinh doanh POD đã thu hút khá nhiều bạn trẻ muốn thử thách và tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực mới và đầy tiềm năng này. Cùng Gearment. The Vietnamese market could be an ideal starting point for POD newbies.
Thị trường POD liệu có còn hấp dẫn trong năm 2022?
Đương nhiên rồi! Quy mô thị trường Print on demand đang ngày càng được mở rộng. Chi phí đầu tư rất thấp, nguồn thu lợi nhuận tiềm năng và dồi dào là các ưu điểm khiến mô hình POD trở nên lý tưởng hơn bao giờ hết cho các doanh nghiệp.
POD vẫn là mô hình kinh doanh hợp lý và hiệu quả trong năm 2022! Tương lai cho thị trường POD rất đáng mong chờ, bởi vì dường như người mua đã dần phát chán với các kiểu quần áo tiêu chuẩn, ai cũng giống ai. Họ mong muốn có một sản phẩm độc nhất của riêng mình và mô hình POD hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu “cá nhân hoá” này.
Một nghiên cứu hành vi khách hàng gần đây của Deloitte cho thấy cứ 5 người tiêu dùng thì sẽ có 1 người chịu bỏ thêm 20% để mua một sản phẩm mang tính “cá nhân hoá” hoặc độc quyền. Ai cũng sẽ thích một món đồ chỉ dành riêng cho mình dù thuộc độ tuổi nào. Điều bất ngờ hơn đó là những người trên 55 tuổi dường như thích mua các sản phẩm “cá nhân hoá” vào các dịp lễ hơn là nhóm đối tượng khách hàng trong độ tuổi 16-24.
Để có thể dự đoán chính xác nhằm bắt kịp các xu hướng của thị trường và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, người bán cần dựa vào các báo cáo dữ liệu cụ thể, theo dõi sát sao đánh giá từ người mua, và nắm bắt các xu thế thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.
Let share your thoughts with us