4 TREND HỨA HẸN “THỐNG TRỊ” E-COMMERCE
Tóm tắt nhanh:
2020 has been a crazy year, the global economy has experienced a GDP loss of 4.5%. But COVID-19 comprehensively changed and made a significant turning point in the global e-commerce industry. With the closure of many brick-and-mortar stores, B2C and B2B customers are changing their shopping habits and gradually relying on the digital platform channels […]
2020 là một năm đáng bị lãng quên, một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới, khi chỉ số GDP toàn cầu được ghi nhận giảm đến 4.5%. Tuy nhiên, trên nền khủng hoảng, 2020 lại là một năm của rất nhiều cơ hội cho ngành thương mại điện tử (e-commerce) toàn cầu.
Ước tính trong năm 2021, sẽ có đến 2,14 tỷ khách hàng trực tuyến. Có cầu ắt sẽ có cung. Con số trên cũng một lần nữa khẳng định ngành công nghiệp thương mại điện đang rất cạnh tranh và tiềm năng hơn bao giờ hết. Vì thế, để có thể cạnh tranh và phát triển bền vững, bạn nên nắm chắc 4 e-commerce trends mà Gearment sẽ nhắc bên dưới.
Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu xem 4 xu hướng này là gì thì hãy cùng Gearment nhìn qua những con số ấn tượng để thấy rõ hơn sự phát triển và tiềm năng của ngành công nghiệp e-commerce này nhé!
Bức tranh toàn cảnh ngành công nghiệp thương mại điện tử (e-commerce) toàn cầu
Ngành thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển vượt bật và đạt được nhiều con số ấn tượng trong những tháng đầu năm 2021. Dựa trên số liệu mới nhất của Adobe Index, doanh thu thương mại toàn cầu đạt 867 tỷ USD trong quý 1 2021, tăng hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính đạt 4,2 nghìn tỷ USD vào năm 2021 và 6,388 nghìn tỷ USD vào năm 2024.
Năm 2021, Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường thương mại toàn cầu, với tổng doanh số bán hàng trực tuyến xấp xỉ 2,8 nghìn tỷ. Trong khi đó, thị trường thương mại của Mỹ dự kiến đạt 843 tỷ USD, gần bằng 1/3 thị trường Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ đều là hai cường quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 về mọi mặt, như kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên ngành thương mại điện tử của Mỹ và Trung Quốc lại có mức tăng trưởng bền vững và chưa từng có. Sự phát triển này đã một lần nữa chứng minh rằng ngành e-commerce là một sân chơi tiềm năng và đáng để các doanh nghiệp tham gia cuộc chơi.
4 e-commerce trends bạn nên cập nhật ngay cho doanh nghiệp
- Social e-commerce
Bạn đã bao giờ lướt Facebook hay Instagram, bắt gặp món đồ và ngay lập tức mua chung ngay trên mạng xã hội đó chưa? Nếu có, thì việc bạn mua sắm trên một mạng xã hội nào đó được gọi là social commerce. Social commerce, hay thương mại xã hội, đã trở thành từ khóa được nhắc đến trong vài năm trở lại đây khi các ông lớn như Instagram và Facebook lần lượt nhập cuộc chơi và cho ra mắt các tính năng để phục vụ và phát triển xu hướng này. Thương mại xã hội là hình thức thương mại kết hợp giữa mạng xã hội (social media) và thương mại điện tử (e-commerce), cho phép doanh nghiệp sử dụng các mạng xã hội như Facebook và Instagram,… làm phương tiện để quảng bá và bày bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp ngay trên các nền tảng mạng xã hội này.
Thương mại xã hội được dự báo sẽ còn tăng trưởng và phát triển hơn gấp nhiều lần trong những năm tiếp theo. Quy mô thị trường thương mại xã hội toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1948,5 USD vào năm 2026. Tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của thương mại xã hội mang lại cho các nhà bán lẻ thương mại điện tử thêm động lực sử dụng thương mại xã hội làm bệ phóng để nâng cao sự nhận diện thương hiệu và cải thiện doanh thu. Facebook và Instagram là 2 nền tảng đi đầu trong xu hướng thương mại xã hội. Bạn có thể lựa chọn 1 hoặc cả 2 để phát triển xu hướng này.
Năm 2020, Facebook ra mắt Facebook Shops, một nền tảng di động nơi các doanh nghiệp có thể tạo cửa hàng trực tuyến miễn phí, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trên nền tảng của họ trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Theo cuộc khảo sát do Bizrate Insights thực hiện, Facebook có số lượng người dùng mua hàng trên nền tảng của họ cao nhất, với tỷ lệ 18,3%.
Vào năm 2019, Instagram đã công bố Instagram Shops cho phép các doanh nghiệp bán sản phẩm, xây dựng câu chuyện thương hiệu và quảng bá sản phẩm cùng lúc ngay trên nền tảng của họ. Theo báo cáo, 46% người dùng Instagram mua hàng sau khi nhìn thấy một sản phẩm hoặc dịch vụ trên Instagram.
2. Customization:
Xu hướng customization nhằm cho phép người dùng tùy chỉnh hoặc thay đổi trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ không còn là điều mới trong thế giới marketing. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thập kỷ qua đã định hình quan điểm của khách hàng, khiến họ trở nên thích thú hơn với những sản phẩm có thể custom nhằm thể hiện được bản sắc cá nhân nổi bật của họ. Để thích ứng với sự thay đổi này, dường như doanh nghiệp ngày càng mở rộng nhiều sản phẩm có thể được custom bởi khách hàng hơn giúp thể hiện sự khác biệt của khách hàng. Khách hàng có thể tự thiết kế, có thể tự tùy chỉnh chính những sản phẩm của mình theo cách mà họ mong muốn. Có 2 quy mô customization chính: Mass customization và Product customization. Mass customization là quy trình tạo ra các sản phẩm có thể tùy chỉnh theo ý muốn của khách hàng được sản xuất với số lượng lớn mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của phần lớn khách hàng, trong khi product customization là tạo ra các sản phẩm có thể tùy chỉnh và thiết kế bởi chính khách hàng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.
- Mass customization:
Năm 1996, Dell cho ra mắt mô hình mới áp dụng mass customization, cho phép mỗi khách hàng có thể lựa chọn các bộ phận chính của máy tính. Với doanh thu 50 triệu USD mỗi ngày từ cửa hàng online vào năm 2011, Dell đã trở thành nhà cung cấp máy tính trực tiếp hàng đầu thế giới bằng cách tận dụng sức mạnh của xu hướng tạo ra các sản phẩm có thể tùy chỉnh theo ý muốn của khách hàng thông qua Internet. Sự thành công của Dell đã thay đổi cách nhìn nhận của các doanh nghiệp về xu hướng này. Nhờ đến sự phát triển vượt bậc của e-commerce, khả năng mass customization có thể được thúc đẩy hơn bao giờ hết bằng những cải tiến sản phẩm để hướng tới sự cá nhân hoá hơn.
- Personalized customization:
Các thương hiệu ra mắt product customization tăng 30% chuyển đổi từ khách truy cập trang web sang khách mua hàng, tăng 45% giá trị đơn hàng trung bình, giảm 20% số đơn trả hàng, cho thấy vai trò lớn của customization đối với các doanh nghiệp. Để ủng hộ chủ nghĩa cá nhân của khách hàng, ngày càng nhiều thương hiệu ra mắt các sản phẩm có thể tùy chỉnh được vào danh mục bán hàng online của họ. Nike By You ra mắt nhằm cung cấp cho khách hàng cơ hội thiết kế đôi giày của riêng họ. Khách hàng Tesla có thể tự thiết kế xe hơi của chính họ. Các chiến dịch này đã hỗ trợ khách hàng thể hiện bản sắc cá nhân của họ và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng bằng việc mời họ tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Là một nhà bán lẻ thương mại điện tử, bạn có thể đi theo xu hướng customization để đạt được nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp của mình.
3. Visual Commerce:
Bạn có biết 90% thông tin truyền đến não là hình ảnh và hình ảnh được xử lý trong não nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản. Người đọc dường như lười đọc hơn trước và bị “bội thực” bởi các bài quảng cáo dài lê thê và chi chít chữ trên mạng xã hội. Ngược lại họ bị thu hút bởi các hình ảnh và video quảng cáo bắt mắt, vừa thỏa mãn tầm nhìn mà vẫn truyền tải được nội dung chính. Vì vậy, chúng ta thấy có một sự thay đổi đáng kể trong cách các thương hiệu sáng tạo nội dung quảng cáo. Các thương hiệu không còn chỉ sử dụng hình ảnh sản phẩm tĩnh hoặc nội dung chỉ có văn bản mà họ sử dụng visual content để tiếp cận và thu hút khách hàng trực tuyến. Chúng ta gọi đó là visual commerce (thương mại trực quan), visual commerce là khái niệm sử dụng visual content như video, hình ảnh sản phẩm 3D, GIF, nội dung do người tiêu dùng tạo hoặc thậm chí là thực tế tăng cường (AR) để thu hút khách hàng “từ cái nhìn đầu tiên” và tăng nhận diện thương hiệu.
Chanel đã kết hợp video và hình ảnh tĩnh để quảng cáo bộ sưu tập Factory No.5
View this post on Instagram
Hay là, vào năm 2020, Starbucks đã quảng bá thực đơn đồ uống theo mùa phổ biến của mình bằng cách kết hợp các hình ảnh và hiệu ứng (GIF) để làm nổi bật đặc trưng của từng loại đồ uống.
View this post on Instagram
Visual commerce hay visual content đã là một keyword phổ biến trong một thời gian khá dài, nhưng xu hướng này vẫn ngày càng phát triển và đổi mới để có thể đáp ứng được thị hiếu khách hàng. Xu hướng visual commerce sẽ không ngừng hot và chưa bao giờ là muộn để các thương hiệu tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của xu hướng hướng này. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khách hàng không thể ghé thăm các cửa hàng truyền thống, chạm và quan sát thực tế sản phẩm. Tất cả những gì họ có thể làm là dựa trên thông tin và hình ảnh về sản phẩm trực tuyến mà cửa hàng cung cấp để đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế, là một doanh nghiệp bán lẻ, Gearment khuyên rằng bạn nên tận dụng visual commerce như một giải pháp để xoa dịu nỗi lo của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược hiệu quả để thu hút nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu cho cửa hàng trực tuyến của mình, thì hãy cân nhắc đến xu hướng visual commerce.
4. Voice commerce
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể làm mọi thứ chỉ bằng giọng nói. Trợ lý giọng nói và công nghệ giọng nói không phải là những đổi mới gần đây, nhưng ứng dụng của thương mại bằng giọng nói vẫn còn tương đối mới mẻ. Thương mại bằng giọng nói cho phép người dùng thực hiện, tìm kiếm và mua mọi thứ chỉ bằng giọng nói và các thiết bị thông minh tương thích, chẳng hạn như điện thoại, máy tính bảng hoặc loa thông minh. Ví dụ, Assistant của Google, Cortana của Microsoft, Siri của Apple và Alexa của Amazon.
Thương mại bằng giọng nói được coi là tương lai của ngành e-commerce mà nhiều nhà bán lẻ đang bỏ qua. Theo báo cáo, 8 tỷ trợ lý giọng nói dự kiến sẽ được sử dụng trên toàn thế giới vào năm 2023, doanh số thương mại bằng giọng nói được dự báo sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2022, và hơn 51% người dùng trợ lý giọng nói sử dụng chúng để mua sắm trực tuyến. Sự gia tăng nhanh chóng cho thấy rằng mọi người ngày càng trở nên quen thuộc với công nghệ giọng nói. Vì vậy, các nhà bán lẻ trực tuyến phải tận dụng tiềm năng của xu hướng thương mại bằng giọng nói này để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và mở rộng quy mô phát triển công việc kinh doanh của bạn.
Tham khảo video dưới đây để biết cách thức hoạt động của thương mại bằng giọng nói, giả định rằng khách hàng của bạn có loa thông minh Amazon Echo và sử dụng trợ lý giọng nói Alexa của Amazon. Nếu nội dung tìm kiếm bằng giọng nói hay SEO tập trung vào giọng nói được tối ưu hoá một cách hiệu quả, sản phẩm của cửa hàng bạn sẽ được trợ lý giọng nói đề xuất với khách hàng.
Đó là tất cả 4 xu hướng thương mại điện tử bạn phải biết vào năm 2021 để không bị tụt hậu trong cuộc chơi. Bây giờ, đã đến lúc chọn các sản phẩm thích hợp từ danh sách danh mục của Gearment và tận dụng các xu hướng cho các cửa hàng thương mại điện tử của bạn. Gearment’s category list and leverage the trends for your e-commerce stores.
Để hiểu hơn về ngành thương mại điện tử (e-commerce): https://blog.gearment.com/en/
Hỗ trợ 24/7
DM Fanpage: Gearment Fulfillment
Email: [email protected]
Gearment website: https://gearment.com
Let share your thoughts with us